Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
taytrangrangtainha.over-blog.com

Tẩy trắng răng tại nhà đơn giản dễ làm, tiết kiệm thời gian, an toàn cho sức khỏe.

Răng Mọc Trên Nướu

Răng Mọc Trên Nướu

Răng nanh hay còn gọi là răng khểnh ( răng mọc trên nướu), răng số 3. Răng này có một vai trò đặc biệt quan trọng trên cung hàm, ngoài chức năng đơn thuần là thẩm mỹ và cắn, xé thức ăn. Vì vậy, không thể nhận định muốn nhổ thì nhổ được.

Răng mọc trên nướu có nên nhổ hay không?

Răng mọc trên nướu là tình trạng răng mọc trồi lên trên phần nướu, mọc cao hơn so với các chiếc răng khác và bị lệch khỏi cung hàm. Thông thường, trường hợp răng mọc trên nướu dễ gặp nhất là răng số 3 (hay còn gọi răng nanh) tạo thành răng khểnh.

Răng khểnh có thể tạo nên nét duyên dáng, độc đáo cho nhiều người, khiến bạn trở nên xinh đẹp hơn và thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp răng mọc trên nướu kém duyên, mọc lệch lạc khiến hàm răng trông mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai và dễ phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng.

Trên thực tế, với các trường hợp răng mọc trên nướu tạo thành răng khểnh, các bác sĩ thường khuyến cáo không nên nhổ, bởi bảo tồn răng thật luôn là nguyên tắc hàng đầu trong nha khoa. Ngoài ra, chiếc răng này còn đóng vai trò hỗ trợ ăn nhai và nâng đỡ các cơ mặt, giúp khuôn mặt hoàn thiện và cân đối hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần bảo tồn răng thật, răng mọc trên nướu cũng có thể được bác sĩ chỉ định nhổ nếu rơi vào một trường hợp sau:

Răng mọc lệch lạc quá nhiều khiến miệng không thể khép hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai và hoạt động của cung hàm, theo chẩn đoán của bác sĩ nếu không thể khắc phục được thì nên nhổ bỏ.

Răng bị sâu, gãy vỡ quá nhiều, răng mọc tạo thành rãnh, xuất hiện các kẽ hở dễ gây mắc thức ăn, cản trở quá trình vệ sinh răng miệng,… lúc này sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà có thể khắc phục hoặc nhổ răng.

Răng mọc trên nướu khiến nướu sưng viêm, đau nhức nhiều, đặc biệt viêm chân răng, chóp răng, hoại tử tủy,… có thể khiến răng bị lung lay, nếu không điều trị được nên nhổ răng.

Nên làm gì với các trường hợp răng mọc trên nướu cần bảo tồn?

Thông thường, với các trường hợp răng mọc trên nướu nhưng răng chắc khỏe, không gây ảnh hưởng hay tác động nhiều đến việc ăn nhai, dù mọc xấu hay mọc đẹp vẫn được các bác sĩ khuyên nên giữ lại. Vậy, lúc này nên làm gì nếu răng cần bảo tồn?

Trên thực tế, để răng mọc trên nướu có thể được bảo tồn tốt và thẩm mỹ hơn, biện pháp chỉnh nha – niềng răng chính là lựa chọn tối ưu nhất để giúp kéo răng về đúng vị trí của mình, chỉnh lại hàm răng đều và đẹp hơn. Đây là phương pháp được hầu hết các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện.

Khi thực hiện niềng răng, nếu cung hàm quá chật không đủ khoảng trống để răng mọc trên nướu dịch chuyển vào, các bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng số 4 hoặc răng số 5 (thông thường là răng số 4) vì 2 chiếc răng này có chức năng tương tự như nhau, nhưng rất hạn chế chỉ định nhổ răng nanh vì tầm quan trọng của nó.

Tuy nhiên, nếu ngay cả các biện pháp niềng răng cũng không thể điều chỉnh được răng mọc trên nướu về đúng vị trí của mình, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân nên giữ nguyên nếu răng không gây ảnh hưởng gì, hoặc nhổ răng nếu phát sinh nhiều biến chứng và theo nhu cầu của người bệnh.

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post